Người cao tuổi với chứng tiểu đêm: Cảnh giác nguy cơ té ngã, đột quỵ

Sức Khỏe News

Trong những biến đổi sinh lý ở người cao tuổi thì tiểu đêm là tình trạng phổ biến. Có đến khoảng 90% người trên 70 tuổi gặp phải trở ngại này.

Việc phải thức dậy hơn 1 lần trong đêm để đi tiểu gây không ít ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của người cao tuổi. Đặc biệt, đây chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ té ngã, chấn thương, gãy xương, gây mất ngủ kéo dài làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi. Làm thế nào khắc phục chứng tiểu đêm, để người cao tuổi có thể an tâm ngon giấc là vấn đề mà con cái, người chăm sóc không nên coi nhẹ.

Tiểu đêm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi

Tình trạng tiểu đêm sẽ bắt đầu xuất hiện phổ biến ở độ tuổi 50 trở đi, cùng với sự lão hóa của cơ thể. Khoảng 50% người trên 50 tuổi gặp vấn đề cần đi tiểu nhiều hơn 1 lần mỗi đêm. Ban đầu, nhiều người chỉ cảm thấy đây là sự "phiền toái" khi bị xáo trộn giấc ngủ, khó ngủ thẳng giấc. Nhưng dần dần cùng với sự lão hóa, khi tình trạng tiểu đêm kéo dài, những tác hại từ đó cũng gia tăng theo, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi.

tieu-dem-o-nguoi-gia-1-1637545896.jpeg
Tiểu đêm làm người cao tuổi mất ngủ, suy nhược cơ thể

Đến độ tuổi ngoài 70, có hơn 90% người cao tuổi phải thức dậy một vài lần trong đêm để đi vệ sinh. Thậm chí có người chỉ sau 1 tiếng đồng hồ là đã có nhu cầu cần vào toilet. Những giấc ngủ càng lúc càng chập chờn, ngắn và không sâu. Người cao tuổi thức dậy để đi tiểu rồi khó ngủ trở lại. Cứ như vậy, chỉ cần kéo dài tình trạng mất ngủ này một vài tháng, sức đề kháng ở người cao tuổi sẽ suy giảm, tinh thần sa sút, giảm tập trung, giảm tỉnh táo vào ban ngày, tăng lo âu, trầm cảm, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, cảm giác mệt mỏi kéo dài, thậm chí gây rối loạn tâm thần.

Không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ, các nghiên cứu về lão khoa cho thấy, tình trạng tiểu đêm ở người cao tuổi làm tăng nguy cơ té ngã, chấn thương, gãy xương khi người cao tuổi phải trở dậy, đi vệ sinh trong điều kiện thiếu ánh sáng, người chưa tỉnh ngủ hẳn, sự thăng bằng, vững chãi, độ tỉnh táo của cơ thể suy giảm trong đêm. Một số người cao tuổi do lo sợ chứng tiểu đêm đã chọn cách uống rất ít nước, dẫn đến rối loạn cân bằng điện giải, nhiễm trùng tiểu, ảnh hưởng chức năng thận. Đặc biệt, các nghiên cứu cho thấy tình trạng tiểu đêm đã làm tăng 1,5 lần nguy cơ bệnh mạch vành, tai biến mạch não và tử vong ở người cao tuổi.

dot-quy-1637546046.jpeg
Tiểu đêm làm tăng nguy cơ té ngã, chấn thương, gãy xương ở người cao tuổi

Rõ ràng, tiểu đêm không chỉ là "phiền toái nho nhỏ" như nhiều người vẫn lầm tưởng. Tiểu đêm tăng theo độ tuổi, theo quá trình lão hóa và gần như là việc khó tránh khỏi sau tuổi 60, 70. Vì vậy, người chăm sóc, con cháu, cũng như bản thân người cao tuổi cần những nỗ lực để khắc phục tình trạng này, không xem đây chỉ là "phiền toái" phải thức dậy trong đêm.

Khắc phục tiểu đêm, giúp người cao tuổi an tâm ngon giấc: Có khó?

Không thể đảo ngược quá trình lão hóa của cơ thể, nhưng may mắn thay, chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng tiểu đêm, để giúp người cao tuổi nâng cao chất lượng cuộc sống, an tâm ngon giấc, sống vui khỏe hơn.

Trước hết, để đề phòng chứng tiểu đêm, người cao tuổi cần được khám sức khỏe tổng quát định kỳ để có thể được phát hiện và điều trị sớm những vấn đề liên quan đến đường tiết niệu. Nếu có những bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, u xơ tiền liệt tuyến…, người cao tuổi cần được kiểm soát tình trạng bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, có thể áp dụng những biện pháp điều trị bổ sung nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng của việc tiểu không tự chủ, tiểu đêm.

Ban ngày, người cao tuổi có thể thoải mái uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Buổi tối, nên giảm thiểu lượng nước uống vào, ăn ít canh trong bữa cơm tối, nhất là các loại canh rau lợi tiểu. Luôn đi tiểu trước khi đi ngủ.

Minh Châu