Ông chủ 8X sản xuất bộ kít Covid-19 "made in Vietnam" đầu tiên giờ ra sao?

Lâm Ngọc

Doanh nhân sinh năm 1980 Phan Quốc Việt là ông chủ của Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á, đơn vị được biết đến sản xuất bộ kít phát hiện Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam. Bộ kít lúc mới ra đời vào năm 2020 có giá bán từ 400.000 – 600.000 đồng/bộ gồm 50 test.

Cổng thông tin điện tử Bộ Khoa học- Công nghệ đăng tin vào tháng 3.2020 cho thấy, Việt Nam chế tạo thành công bộ kít Real-Time RT-PCR one step phát hiện SARS-CoV-2. Bộ kít này được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn ISO 13485, phòng thí nghiệm thực hiện nghiên cứu đạt tiêu chuẩn ISO Class 8. Kết quả kiểm định cho thấy các tiêu chí trên tương đương với bộ kít do US CDC và WHO sản xuất và đây là bộ kit test virus corona đầu tiên được Bộ Y tế cấp "visa" lưu hành để sản xuất hàng loạt tại Việt Nam.

Cũng vào tháng 3.2020, báo Dân Việt có bài viết về ông chủ 8X này kèm những thông tin về bộ kít. Theo tờ báo này, đây là bộ kít được đánh giá trên các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, với 5 loại thiết bị phổ biến ở các cơ sở y tế đều cho kết qủa chính xác, độ tin cậy tại tất cả các thiết bị và tất cả các lần thử nghiệm, cho kết quả kiểm tra sau khi test 2 tiếng. Trong khi đó, chi phí chỉ bằng 1/3 – ½ so với chi phí theo quy trình của CDC. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, bộ kít được khuyến cáo sử dụng để phát hiện Covid-19.

Về giá thành sản phẩm, bộ kít này có giá dao động từ 400 nghìn đồng – 600 nghìn đồng. Theo lý thuyết, 1 bộ kit gồm 50 test, dùng cho 50 bệnh nhân với đơn giá 400 – 600 nghìn đồng/test thử nhanh Covid-19.

Giới thiệu về bộ sinh phẩm Real-Time RT-PCR one step phát hiện virus SARS-CoV-2, lãnh đạo Bộ KH&CN cho biết, đây là bộ kít phát hiện nhanh virus corona do Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á thực hiện

 Ai là ông chủ của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á?

Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á là 1 công ty chuyên về lĩnh vực sinh học phân tử. Tổng giám đốc của Công ty này là ông chủ 8X Phan Quốc Việt, sinh năm 1980 tại Quảng Nam.

tet-viet-a-1639736378.jpeg
Bộ Kít của Việt Á có giá khủng thời điểm bấy giờ

Theo chia sẻ của ông Phan Quốc Việt, ông là một người con ngành Y, lại may mắn đi vào chuyên ngành khá "hot", chính là sinh học phân tử trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Và may mắn hơn, doanh nghiệp của ông được Học viện Quân Y lựa chọn đối tác hơn chục năm qua.

Thành lập năm 2007, với đồng vốn ít ỏi 80 triệu đồng, được góp từ 5 thành viên. Đến nay, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á của ông chủ 8X Phan Quốc Việt có hơn 10 năm kinh nghiệm, trên 3.000 khách hàng; 1.500 dự án. Số lượng cán bộ nhân viên 300 người với hàng loạt chi nhánh trên cả nước.

Theo giới thiệu, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ cùng với 5 hoạt động chính là kinh doanh, sản xuất sinh phẩm, dịch vụ xét nghiệm, nghiên cứu khoa học và đào tạo. Ngoài ra, doanh nghiệp hiện còn đầu tư các lĩnh vực khác có vốn đầu tư tương đối lớn như chuỗi phòng khám theo hình thức PPP của Bộ Y tế.

Năng lực sản xuất của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á khoảng 10.000 bộ kít/ngày, khi cần huy động có thể tăng công suất lên 03 lần. Như vậy, năng lực sản xuất hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu hoặc hỗ trợ quốc tế trong tình trạng dịch bệnh Covid 19 bùng phát ở nhiều thế giới.

Ông chủ 8X Phan Quốc Việt cho biết thêm, Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á là đơn vị duy nhất trong nước sản xuất 15 bộ kít được Bộ Y tế cấp phép như kít định lượng viên gan B, kít định lượng viêm gan C, kít phát hiện lao, HPV, tay chân miệng… hầu như tác nhân gây bệnh thông dụng nhất đều do Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á sản xuất, chiếm tới 70% thị trường Việt Nam.

 "Quan điểm của tôi là người Việt dùng hàng tốt giá tốt. Cứ ai hàng tốt giá tốt sẽ dùng chứ không phải là người Việt dùng hàng Việt. Doanh nghiệp sản xuất trong nước phục vụ cho chính người dân của mình. Vậy tại sao phải tăng giá lên cắt cổ người dân mình", ông chủ 8X khẳng định và nói thêm dù y tế là sản phẩm vô giá nhưng công ty tôi giữ mức giá phù hợp với người dân. 

Gia Minh Theo DanViet