Làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 để lại những hậu quả nặng nề, đã cướp đi sinh mạng của trên 22.300 người, gây bao đau thương cho hàng loạt gia đình, đẩy nhiều trẻ em vào cảnh mồ côi. Dịch bệnh kéo dài cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội và mọi mặt của đời sống.
Đến nay, đại dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát tại TPHCM và nhiều địa phương khu vực Đông Nam bộ, hoạt động kinh tế - xã hội đang từng bước được khôi phục. Tuy nhiên, dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều tỉnh thành thuộc khu vực như Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Cả nước đang thực hiện chiến lược “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Bảo vệ sức khỏe, thích ứng an toàn trong tình hình mới là vấn đề đang được đặt ra đối với cộng đồng. Và đó cũng là lý do để hôm nay Báo Tiền Phong tổ chức hội thảo BẢO VỆ SỨC KHỎE, THÍCH ỨNG AN TOÀN VỚI DỊCH COVID-19.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện của các cơ quan nhà quản lý nhà nước Trung ương và địa phương, các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ và các chuyên gia hàng đầu về bảo vệ sức khỏe.
Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước:
+ Đại diện Bộ Y tế: PGS-TS-BS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh Bộ Y tế. Tuy nhiên, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê dự cuộc họp chuẩn bị tháp tùng Chủ tịch nước đi Thuỵ Sĩ và Nga ngày 25/11 nên bác sĩ Khuê xin được tới trễ.
+ TS-BS Nguyễn Vũ Thượng- Phó Viện trưởng Viện Pastuer TPHCM
+Ông Đặng Mạnh Trung- Vụ trưởng- Trưởng cơ quan thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương tại TPHCM.
+TS.BS Phan Minh Hoàng, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ TPHCM kiêm Giám đốc BV Điều dưỡng phục hồi chức năng TPHCM
+Ở đầu cầu Hà Nội: PGS-TS-BS Trần Đắc Phu- Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng. Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam.
*Các diễn giả, chuyên gia vể chăm sóc sức khỏe và lãnh đạo các bệnh viện tại TPHCM, chúng tôi trân trọng giới thiệu sự hiện diện của:
-
PGS-TS-BS Nguyễn Thị Bay- Chủ tịch Liên chi hội Đông Tây Y kết hợp.
-
TS-BS Đỗ Trọng Khanh- Giám đốc Y khoa BV FV
-
Thầy thuốc ưu tú- PGS-TS-BS Trần Quang Bính- Giám đốc Chuyên môn BV đa khoa Tâm Anh TPHCM
-
TS-BS Trần Thanh Linh- Phó giám đốc BV Hồi sức Covid-19- Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu BV Chợ Rẫy
-
Thạc sĩ Lê Minh Hiển- Trưởng Phòng Công tác xã hội BV Chợ Rẫy
-
BSCKI Bạch Thị Chính- Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
-
TS Tâm lý Lê Minh Công- Phó Trưởng khoa CTXH, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG HCM
-
TS.BS Trần Chí Cường- Giám đốc Bệnh viện S.I.S Cần Thơ
-
TS-BS Trương Hữu Khanh- Phó chủ tịch Thường trực Hội Truyền nhiễm TPHCM, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM
-
BS Đinh Quang Thanh-Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi Chức năng TPHCM.
-
Bà Phúc Tâm, Sáng lập dự án cộng đồng “Bầu trời bên trong”, CEO Công ty Cổ phần ATZ Life.
-
BS Nguyễn Xuân Chi- Trưởng Phòng chỉ đạo tuyến BV TP Thủ Đức
Các đơn vị tài trợ:
-
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu và cảm ơn sự đồng hành cùng hội thảo của các đơn vị: Đại diện Bệnh viện FV TPHCM, Công ty CP GonSa, Bệnh viện Đột quỵ SIS Cần Thơ, Công ty TNHH Y Việt, Công ty tư vấn Mediconsult Việt Nam, Hệ thống tiêm chủng VNVC, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TPHCM và Công ty Cổ phần ATZ Life.
Hội thảo còn có sự tham dự của các đồng nghiệp đại diện cho trên 50 cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương tại Hà Nội và TPHCM.
Đồng tâm hiệp lực, chung tay chống dịch, thích ứng an toàn
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Nhà báo Lê Minh Toản, Phó tổng biên tập Báo Tiền Phong chia sẻ, Báo Tiền Phong rất cảm kích và tự hào khi tổ chức cuộc Hội thảo “BẢO VỆ SỨC KHỎE, THÍCH ỨNG AN TOÀN VỚI DỊCH COVID-19”. Chúng ta vừa chứng kiến lễ tưởng niệm ngày 19/11 nơi mà có rất nhiều cung bậc cảm xúc: đau xót, thương đau, chia sẻ và trên hết là trách nhiệm. Qua những mất mát đau thương đó, chúng ta thêm mạnh mẽ để tiến lên phía trước. Qua đại dịch rất nhiều định nghĩa phải định nghĩa lại nhưng trên hết chúng ta phải hướng về phía trước, hướng về tương lai. Đòi hỏi chúng ta phải đồng tâm hiệp lực, chung tay chống dịch, bảo vệ sức khỏe, thích ứng an toàn với dịch COVID-19. Cuộc hội thảo hôm nay chính là một thông điệp như vậy. Tất cả những gì còn băn khoăn của người dân, của độc giả qua cuộc hội thảo này có thể giải quyết 1 phần để cùng nhau thích ứng an toàn với dịch COVID-19. Một lần nữa báo Tiền Phong cũng gửi lời tri ân đến các y bác sĩ - những người trên tuyến đầu chống dịch.

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả
Mở đầu Hội thảo, PGS-TS-BS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp Sự kiện Y tế công cộng Việt Nam chia sẻ về Tham luận “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả”.
Các giai đoạn dịch:
- Giai đoạn 1: từ 22/1 - 5/3/2020 có 16 ca nhiễm bệnh.
Chủng virus: Bình thường
- Giai đoạn 2: từ 6/3 - 22/7/2020 có 399 ca nhiễm bệnh.
Chủng virus: Bình thường
- Giai đoạn 3: từ 23/7/2020 đến 26/4/2021có 2.437 ca nhiễm bệnh.
Chủng virus: chủ yếu là chủng Alpha
- Giai đoạn 4: từ 27/4 đến nay có 1.034.723 ca nhiễm bệnh.
Chủng virus: Chủ yếu chủng Delta
Về đặc điểm dịch, dịch xảy ra trên phạm vi cả nước, 63/63 tỉnh, thành phố đều ghi nhận ca mắc. Tuy nhiên, các tỉnh, thành phố có nguy cơ dịch khác nhau, tỷ lệ mắc và tử vong khác nhau, tỷ lệ tiêm chủng cũng khác nhau. Ví dụ ở thành phố HCM khoảng 1.000 ca/ngày, nhưng chúng ta phải xem xét có xét nghiệm được hết không.
Từ góc nhìn của giới chuyên môn, chấp nhận có người nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, không thể có “Zero COVID”. Trên thế giới, chỉ còn Trung Quốc đặt mục tiêu “Zero COVID”, nhưng đang phải cân nhắc lại vì kinh tế tổn hại quá lớn. Xu hướng chung là thực hiện mục tiêu kép: vừa chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế. Do đó, Nghị quyết 128 của Chính phủ phù hợp với xu thế chung “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”.
Theo ông Phu, các giải pháp chuyên môn được đề ra là:
1. Ngăn chặn: Kiểm soát dịch xâm nhập qua biên giới (Theo IHR)
2. Phát hiện: Xét nghiệm: Xác định ca nhiễm, phát hiện ổ dịch, đánh giá nguy cơ. Đối tượng nguy cơ (ho, sốt, khó thở..., cán bộ y tế, lái xe... người đi từ vùng dịch về. Vùng nguy cơ (bệnh viện, siêu thị, chợ đầu mối...). Theo chỉ định dịch tễ truy vết: Khai thác thông tin từ người nhiễm, công nghệ thông tin, quét QR code
3. Cách ly: Cách ly tập trung, cách ly tại nhà
- Người nhập cảnh: Đang sửa đổi thuận tiện cho người nhập cảnh. Đã tiêm 2 liều: 7 ngày. Xét nghiệm ngày 1 và 7 . Khác: cách ly 14 ngày. Xét nghiệm ngày 1, 7 và 14
- Người từ vùng dịch: . Đã tiêm 2 liều: theo dõi sức khoẻ tại nhà 7 ngày. Xét nghiệm ngày 1 . Đã tiêm 1 liều: tại nhà 7 ngày. Xét nghiệm ngày 1 và ngày 7.
Chưa tiêm: cách ly 14 ngày. Xét nghiệm ngày 1- 7- 14
- Người tiếp xúc gần: 14 ngày. Xét nghiệm ngày 1- 7- 14 (đang sửa phù hợp hơn)
4. Phong toả (cách ly y tế vùng): - Theo nguy cơ, nguy cơ đến đâu phong toả đến đó - Hẹp nhất có thể. Tránh ngoài chặt trong lỏng - Đảm bảo an sinh xã hội
5. Giãn cách xã hội rộng: Hạn chế, trừ khi kiểm soát dịch không hiệu quả
6. Dừng các hoạt động có nguy cơ cao: Karaoke, Bar…
7. Các hoạt động hạn chế: môi trường kín, tiếp xúc đông người
8. Các hoạt động, ngành nghề phải có phương án an toàn
9. Điều trị:
- Tiếp cận bệnh nhân sớm, tránh chuyển nặng, hạn chế tử vong
- Phân tầng điều trị: tháp 3 tầng (nhẹ, trung bình, ICU)
- Tiếp cận sớm: tư vấn, hướng dẫn theo dõi, điều trị sớm. Tư vấn qua điện thoại, thày thuốc đồng hành. Điều trị bệnh nhân nhẹ, cung cấp gói thuốc điều trị tại nhà.
10. Dự phòng cá nhân: 5K - Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế
11. Tác dụng vắc xin:
- Phòng bệnh bền vững nhất
- Làm giảm sự lây nhiễm, nhưng ở mức độ nhất định
- Tiêm rồi vẫn có thể nhiễm và vẫn có thể lây lan cho người khác
- Thường mắc nhẹ hoặc không triệu chứng
- Vẫn có thể chuyển bệnh nặng và tử vong đặc biệt người già, người bệnh nền nhưng tỷ lệ nhỏ
- Chú ý lây cho người chưa tiêm chủng, vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp, người già, người có bệnh nền.
12. Công nghệ thông tin
- Báo cáo quản lý dữ liệu: Dịch bệnh, xét nghiệm, tiêm chủng…
- Bản đồ đánh giá nguy cơ
- Quét mã QR, truy vết…
- Tư vấn, điều trị cộng đồng, thày thuốc đồng hành
- Khám chữa bệnh từ xa (Telehealth)
- Đào tạo từ xa, hội thảo trực tuyến…
GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
Về chỉ đạo điều hành cần thống nhất từ Trung ương tới địa phương; Thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch do Thủ tướng là Trưởng ban. Tại địa phương, người đứng đầu là Trưởng ban và chịu trách nhiệm. Cần sự hiệp lực tham gia của các ban, ngành: Y tế, Quân đội, Công an, Ngoại giao, Thông tin truyền thông, Giao thông vận tải, Công thương…với ngành y tế là nòng cốt. Đồng thời vận động toàn dân tham gia. Các sở ban ngành cũng phải ban hành đủ các hướng dẫn chỉ đạo điều hành, chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương, các cơ sở y tế.
Đồng thời chỉ đạo điều hành cũng phải đáp ứng 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ; Phương tiện, vật tư tại chỗ; Hậu cần tại chỗ. Đẩy mạnh truyền thông kịp thời, minh bạch, chính xác và tin cậy

Chi tiết hội thảo: Tiền Phong Online - "BẢO VỆ SỨC KHỎE, THÍCH ỨNG AN TOÀN VỚI DỊCH COVID-19"