Các nước đóng cửa biên giới, hạn chế di chuyển và du lịch trước biến thể Omicron

Sức Khỏe News

Đối mặt với biến thể mới B.1.1.529 của SARS-CoV: Tiếp cận khoa học và cân nhắc rủi ro khi thực hiện du lịch & Đi lại tự do?

Với những gì có được đến nay các nhà khoa học công bố về biến thể B1.1.529 là có 32 đột biến trong protein gai và số đột biến xấu nhiều hơn so với biến thể Delta và Alpha, dễ trốn tránh miễn dịch (immune evasion) -protein gai - phần mà virus SARS-CoV-2 dùng để gắn và đi vào tế bào của người, có khả năng chống lại kháng thể của cơ thể người, làm giảm hiệu quả của vaccine).

bien-the-omicron-1638063795.jpeg
Biến thể B1.1.529

Lợi thế cạnh tranh tiềm năng của biến thể mới so với biến thể cũ là B.1.1.529 có khả năng lây nhiễm cao hơn 500% so với biến thể Delta rất đáng lo lắng cho các nhà dịch tễ. Phải mất thêm ít nhất 2 tuần nữa các nhà khoa học mới có thể công bố về khả năng lây nhiễm và tác động của biến thể B.1.1.529 trên cộng đồng, cũng như liệu pháp điều trị và hiệu lực của vaccine với biến thể này! Và trong khi chờ đợi như thế, các quốc gia có nên mở rộng và thúc đẩy thương mại du lịch khi đối mặt với rủi ro như thế không?

Không riêng gì toàn câu mà tại Việt Nam cũng nên thận trọng bởi nhiều chuyến bay quốc tế nối chuyến và transit tại các nước có biến thể B.1.1.529 này lưu hành và đang tạo ra các chùm/ chuỗi lây nhiễm, nên khả năng lây nhiễm là có thể xảy ra. Đức, Ý, Anh, Pháp, Bỉ, Singapoe, Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch siết chặt, thận trọng khi du khách và công dân đi/đến từ các nước Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia hoặc Swaziland.

covid-19102020-6605-1637983894.jpeg
 Các nước đang tiến hành áp đặt lệnh hạn chế di chuuyển với các nước châu Phi

Qua các cuộc họp khẩn cấp của WHO, đã nhận định và phân loại biến thể mới nhất B1.1.529 của virus SARS-CoV-2, lần đầu tiên phát hiện ở Nam Phi B.1.1.529 vào dạng biến thể đáng quan ngại (Variant of Concern-VOC), nghĩa là loại biến thể bản thân nó dẫn đến một trong những thay đổi lớn ở cấp độ y tế công cộng toàn cầu như: (i) Biến thể làm tăng khả năng lây lan dẫn tới thay đổi bất lợi về dịch tễ học COVID-19; (ii) Gia tăng độc lực virus hoặc thay đổi về tình trạng lâm sàng; (iii) Biến thể gây giảm hiệu quả trong phòng ngừa như chẩn đoán, vaccine và các liệu pháp điều trị. Biến thể B.1.1.529 có số lượng lớn đột biến gene khác nhau, một vài đột biến gene virus xếp vào hàng đáng quan ngại và làm tăng nguy cơ tái nhiễm khi so sánh với các biến thể khác, bởi số lượng ca nhiễm mắc biến thể Omicron B.1.1.529 đang tăng lên ở hầu hết các địa phương của Nam Phi.

Do vậy, phương án hiện nay chỉ yêu cầu các quốc gia tăng cường giám sát, giải trình tự gene virus biến thể mới này, tiếp cận dữ liệu khoa học và tính toán rủi ro khi đưa ra các phương thức phòng chống. Đồng thời, yêu cầu các nước thực hiện các biện pháp tích cực như đeo khẩu trang, rửa tay, giãn cách xã hội, thông gió, mở cửa trong nhà, tránh nơi đông người và tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Bà Maria Van Kerkhove, Giám đốc kỹ thuật chương trình ứng phó khẩn cấp COVID-19 của WHO thông báo các chuyên gia của tổ chức này đã nhóm họp trong ngày 26/11 để thảo luận về biến thể mới. Mục đích của phiên họp khẩn cấp lần này không phải là cảnh báo “gây hoảng loạn” mà cần tập hợp các nhà khoa học để cùng thảo luận nhằm xác định chính xác điều gì thực sự đang diễn ra. Hiện nay, mới chỉ có khoảng 100 mẫu giải trình gene để các nhà khoa học xem xét, đánh giá. WHO cũng đề nghị các nước gửi đi các bản kết quả giải trình tự gene đầy đủ và dữ liệu liên quan lên hệ thống cơ sở dữ liệu công và báo cáo các ca mắc, hoặc ổ dịch của biến thể Omicron.

Minh Long T/h